Phác đồ điều trị dứt điểm bệnh lậu

Lậu là căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục hàng đầu ở trên Thế giới chỉ sau HIV và trong đó có Việt Nam. Hiện nay, số ca mắc bệnh lậu ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Việc bổ sung thêm kiến thức về bệnh lậu và tìm hiểu phác đồ điều trị dứt điểm bệnh lậu sẽ giúp các bạn phòng tránh và chữa bệnh kịp thời hiểu quả.

Tất cả thông tin về bệnh lậu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ trong nội dung sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

dieu tri dut diem benh lau

Bệnh lậu là gì?

Lậu là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do vi khuẩn song cầu lậu có tên khoa học là Neisseria gonorrheae gây ra.

Theo bác sĩ y khoa cho biết: ở nữ giới có khả năng lây nhiễm bệnh lậu lên đến 60 -80% sau khi quan hệ lần đầu tiên. Đối với nam giới có khả năng lây bệnh sau lần giao hợp đầu tiên khoảng 20% với nữ giới mắc bệnh.

Bệnh lậu phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và thường gặp ở cá trường hợp như:

  • Quan hệ không dùng bao cao su
  • Có nhiều bạn tình
  • Đang mắc các bệnh xã hội khác

Triệu chứng của bệnh lậu

Lậu phát triển chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Nhưng vi khuẩn cũng có thể lây lan lên miệng (quan hệ và đường miệng) và mắt. Thông thường khi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, người bệnh không thể biết được vì rất hiếm khi có triệu chứng. Phải sau đó khoảng 10-20 ngày, người bệnh mới bắt đầu thấy có những biểu hiện đầu tiên:

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Bệnh lậu ở nam giới được nhận biết bằng các dấu hiệu như:

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới có những triệu chứng như:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Đau họng giống amidan nếu bị lậu ở miệng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Sốt
  • Đau ở bụng dưới
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau, chảy máu ở hậu môn nếu bị lậu ở hậu môn

Khi có những triệu chứng trên hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay nhé.

Phác đồ điều trị bệnh lậu như thế nào?

Tùy theo mức độ của bệnh như cấp tính hay mạn tính mà có phác đồ điều trị khác nhau.

Dù bạn ở cấp độ cấp tính hay mãn tính điều đầu tiên trước khi điều trị bạn cần theo nguyên tắc điều trị như sau:

  • Khám lâm sàng, làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị.
  • Điều trị cho cả 2 người nếu có quan hệ tình dục.
  • Ngoài ra bạn cần kiểm tra huyết thanh để chẩn đoán xem có mắc bệnh giang mai hay HIV không.

Phác đồ điều trị lậu cấp tính

Đây là giai đoạn bệnh chưa gây ra biến chứng, nên điều trị dễ dàng hơn bằng các cách sau:

  • Uống 1 liều Cefixim 400mg
  • Tiêm bắp Spectiomycin 2g. Số lượng: 1 liều duy nhất
  • Tiêm Ceftriaxon 250mg. Một liều duy nhất

Bệnh lậu thường làm phát sinh bệnh chlamydia vì vậy thường được điều trị song song với phác đồ cụ thể như:

  • Azithromycin 1g/ uống 1 liều
  • Clarrithromyxin 250mg x2 lần/ ngày. Uống liên lục 1 tuần
  • Tetracyclin 500mg x4 lần / ngày. Uống liên tục 1 tuần
  • Erythromycin 500mg x 4 lần/ ngày. Uống liên tục 1 tuần
  • Doxycyclin 100mg x 2 lần/ ngày. Uống liên tục 1 tuần

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được uống doxycycin và tetraxyclin.

Phác đồ điều trị lậu mạn tính

Khi không được điều trị triệt để ở giai đoạn cấp tính, lậu sẽ biến chứng thành mãn tính. Thời điểm này người bệnh sẽ được điều trị bệnh lậu kết hợp với điều trị các biến chứng do bệnh gây ra.

  • Biến chứng viêm màng não: Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng người bệnh vì vậy người bệnh phải nhập viện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Biến chứng đường tiết niệu: Điều trị bằng thuốc ceftriaxon 1g từ 5-7 ngày. Đồng thời điều trị kết hợp chlamydia.
  • Biến chứng mắt ở trẻ sơ sinh: Tiêm bắp ceftriaxon 50mg/ kg.

Bệnh lậu có chữa khỏi không?

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh lậu là do thái độ tích cực từ phía người bệnh, có tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hay không. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý, thuốc điều trị bệnh lậu chỉ có tác dụng tại một thời điểm và không có khả năng phục hồi những tổn thương vĩnh viễn do bệnh gây ra.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có quảng cáo hỗ trợ điều trị bệnh lậu. Do đó, các bạn không nên tự ý mua thuốc uống điều trị tại nhà. Bởi điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Nước tiểu vàng đục và có mùi hôi là bệnh gì?

Một số lưu ý khi điều trị bệnh lậu

Trong khi chữa bệnh lậu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Điều trị đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định
  • Không tự ý dừng thuốc hay tự ý mua thuốc để điều trị
  • Kiêng quan hệ tình dục
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Điều trị song song với vợ/ chồng
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Hạn chế thực phẩm có hại cho đường tiết niệu: đồ cay, chất kích thích

Như vậy phác đồ điều trị bệnh lậu sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Phác đồ có thể thay đổi tùy theo từng người bệnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong thời gian điều trị các triệu chứng không hề xuyên giảm hoặc tái phát sau vài ngày sau đó hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.

[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn