Suy thận: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị

Thận là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ tiết niệu với nhiệm vụ lọc và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu chức năng hoạt động của thận bị suy giảm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Vậy dựa vào triệu chứng nào để chẩn đoán suy thận để từ đó điều trị bệnh một cách hiệu quả?   

Suy thận là bệnh gì?

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Điều này không chỉ khiến cho việc lọc máu, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng mà còn có thể gây ra hiện tượng rối loạn hormone và huyết áp. Và nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, thận có thể mất chức năng hoàn toàn và dẫn tới tử vong.

dau hieu suy than

Ngoài ra, theo góc độ y học, suy thận có thể được xem là tên gọi chung của những bệnh lý liên quan đến thận như suy thận cấp và suy thận mạn. Trong đó, suy thận cấp là tình trạng thận bị suy giảm chức năng trong vài ngày hoặc vài giờ và có thể phục hội chức năng sau khi được điều trị.

Tuy nhiên, nếu mắc suy thận mạn, chức năng của thận có thể bị suy giảm tới 90% và việc điều trị chỉ có tác dụng làm chậm sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh suy thận như thế nào?

Theo các bác sĩ, người bệnh bị suy thận thường gặp phải tình trạng ứ nước bên trong cơ thể, rối loạn huyết áp và từ đó, dẫn tới những triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Miệng thấy nhạt hoặc đắng
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ, niêm mạc mắt nhợt nhạt
  • Khó tập trung
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Lượng nước tiểu suy giảm
  • Đau nhức xương khớp chân tay, nhất là từ đầu gối trở xuống.
  • Cơ bắp yếu, hay bị chuột rút.
  • Chân tay sưng phù
  • Môi thâm, răng xỉn, chân răng chảy máu
  • Ngứa dai dẳng
  • Đau ngực, khó thở.

Có thể thấy rằng, những dấu hiệu của bệnh thận không quá đặc trưng và rất dễ có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Thậm chí, nếu dựa vào những dấu hiệu trên thì ở giai đoạn đầu của bệnh, rất khó để phát hiện.

Do đó, người bệnh thường chỉ biết mình mắc bệnh khi bệnh đã ở những giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, thăm khám trong thời gian sớm nhất khi có các dấu hiệu bất thường là cách để phát hiện bệnh chính xác nhất.

Nguyên nhân gây suy thận

Tình trạng suy giảm chức năng của thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể do các bệnh lý hoặc tổn thương thường gặp tại thận như:

  • Cao huyết áp, tiểu đường
  • Xơ vữa động mạch
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Sỏi thận.
  • Viêm bể thận
  • Ứ trệ tuần hoàn máu tới thận
  • Tình trạng trào ngược nước tiểu từ bàng quang
  • Do tác dụng của một số loại thuốc
  • Biến chứng trong thai kỳ.

Ngoài ra, việc không cung cấp đủ nước khi cơ thể đang có nhu cầu cao như lúc thi đấu thể thao hoặc lao động nặng nhọc cũng có thể làm thận bị tổn thương và suy giảm chức năng.

Chẩn đoán và điều trị chứng suy thận

Như đã phân tích ở trên, suy thận giai đoạn đầu thường rất khó để người bệnh tự nhận biết. Do đó, tìm tới các bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết sẽ giúp việc phát hiện bệnh được chính xác hơn, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra độ lọc của thận. Điều này được thể hiện ở chỉ số GFR.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ albumin.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sẽ kết hợp với việc kiểm tra huyết áp. Bởi đây là biểu hiện thường thấy ở những bệnh nhân bị suy thận. Cùng với đó có thể là siêu âm, làm sinh thiết thận để có kết quả chính xác hơn.

Phương pháp điều trị suy thận 

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương ứng. Đối với những trường hợp suy thận cập, có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu bị suy thận mãn, việc điều trị có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và chỉ thường tập trung ở việc giảm triệu chứng bệnh và hạn chế tối đa sự phát triển của nó.

Cách điều trị suy thận mạn phổ biến nhất đó là phương pháp thẩm phân phúc mạc. Theo đó, một ống sẽ được đưa vào bên trong cơ thể người bệnh cùng với chất lỏng để hấp thu chất thải của cơ thể và chuyển ra ngoài. Còn nếu suy thận giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo hay ghép thận là những biện pháp hiệu quả nhất.

Ngoài ra, điều trị bằng thuốc cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Nhưng việc này gây nhiều tác dụng phụ tới sức khỏe và làm cho tuổi thọ người bệnh sẽ không được kéo dài.

Với những thông tin liên quan đến tình trạng suy thận trên, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức cần thiết để sớm tầm soát và điều trị bệnh được hiệu quả. Tốt nhất, hãy tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi có những dấu hiệu của bệnh nhé! Và đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Thời sự y tế để biết thêm nhiều kiến thức y khoa được chúng tôi cập nhật suốt 24/24h nhé

[addtoany]

Bs. Lê Văn Thành

Từ  30 tháng 10, 2005 đến nay là bác sĩ tại Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội, tốt nghiệp Đại học y Hà Nội và là tham vấn y khoa trên trang Songiandon.com

Bình luận của bạn