3 câu hỏi quan trọng nhất khi đi khám phụ khoa

Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh nên việc điều trị sẽ dễ dàng, ít tốn kém. Khám phụ khoa là việc cần làm của mọi phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Việc này nên được thực hiện sau khi phụ nữ bắt đầu có kinh. Khám phụ khoa giúp chị em phát hiện sớm các vấn đề ở bộ phận sinh dục, từ đó nhanh chóng điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Việc khám phụ khoa cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ và theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả.

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của hầu hết chị em khi khám phụ khoa.

1. Dấu hiệu bạn cần đi khám phụ khoa?

Trong bộ phận sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống bình thường. Thông thường, vi khuẩn tạo ra các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục và không nguy hiểm. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ là tác nhân gây bệnh. Lúc này, biểu hiện rõ ràng nhất là ra huyết trắng ở âm đạo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết trắng bệnh lý, nhưng thông thường huyết trắng bệnh lý xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:
  • Do nấm candida albicans: Khi mắc bệnh, huyết trắng sẽ có màu trắng sữa, dính thành từng mảng, đôi khi có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy vùng âm hộ.
  • Do nhiễm khuẩn trichomonas vaginalis: Khi bị nhiễm khuẩn huyết trắng sẽ có màu vàng xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều kèm theo triệu chứng ngứa ngáy âm hộ.
  • Do nhiễm khuẩn: Nếu là do viêm nhiễm thì huyết trắng sẽ có màu vàng hoặc xám, loãng, phủ đều thành âm đạo, có mùi hôi.
  • Viêm lộ tuyến tử cung: Huyết trắng có màu trắng đục, dính thành từng mảng, có thể có mùi hôi… hoặc ra máu nhẹ sau khi quan hệ tình dục.
  • U xơ tử cung: Triệu chứng là rối loạn kinh nguyệt, ra một ít máu bất thường ở âm đạo. Bên cạnh đó, huyết trắng ra nhiều, nếu bị nhiễm trùng huyết trắng sẽ có lẫn máu hoặc mủ.
  • Nếu do rối loạn tâm lý hoặc rối loạn thần kinh thực vật thì huyết trắng có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, trắng đục.Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh nên việc điều trị sẽ dễ dàng, ít tốn kém. Hình minh họa

2.Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, chị em có thể chủ động phát hiện bệnh nên việc điều trị sẽ dễ dàng, ít tốn kém. Đối với phụ nữ đã sinh con, phụ nữ trên 35 tuổi và đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư tử cung…
Khám phụ khoa sẽ được thực hiện để kiểm tra các bên ngoài bộ phận sinh dục (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục bên trong (tử cung, buồng trứng và Tapioles). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện những dị tật ở đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai (như tử cung có hai sừng, tử cung có vách ngăn), rối loạn chức năng của buồng trứng…

3. Lưu ý khi đi khám phụ khoa?

Trước khi đi khám phụ khoa, chị em cần lưu ý những gì?
– Không khám phụ khoa trong ngày “đèn đỏ” ​​vì máu kinh có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng.
– Không nên quan hệ tình dục hay nhét bất cứ vật gì vào âm đạo trước khi khám phụ khoa 1-2 ngày.
– Phụ nữ không nên thụt rửa ít nhất 24 giờ trước khi đi khám phụ khoa.
– Lập danh sách các câu hỏi mà bạn muốn bác sĩ sản phụ khoa giải đáp trong quá trình thăm khám.
[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn