5 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh thường gặp ở cả nam và nữ. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nặng nề như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, vô sinh…nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài dùng phương pháp Tây y thì trong dân gian còn lưu truyền các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là 5 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu mà bạn có thể tham khảo.

Tìm hiểu sơ qua về viêm đường tiết niệu

Là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu bởi vi khuẩn E.Coli gây ra, sau khi nhiễm người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: khó đi tiểu, đau buốt, tiểu rắt, ngứa rát. Khi bị viêm nhiễm loét nặng, nước tiểu có thể lẫn máu, mủ. Người bênh bị đau vùng xung quanh bàng quang, xương chậu.

nguyen nhan gay viem duong tiet nieu

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây ra ở nữ giới có thể là do cấu tạo niệu đạo hẹp, vệ sinh không sạch sẽ, chị em có thói quen lau từ sau ra trước nên vi khuẩn từ phân dễ xâm nhập vào đường tiết niệu. Ngoài ra các thói quen sinh hoạt không đúng cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm tiết niệu hơn như: nhịn tiểu, uống ít nước, rửa vùng kín bằng xà phòng hay các chất tẩy rửa có độ PH phù hợp.

Trong khi đó, đối với nam giới nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới do phì đại tuyến tiền liệt, bệnh sỏi thận, niệu đạo hẹp, không bình thường. Các yếu tố làm tác động đến dương vật như hoạt động tình dục quá mạnh, thủ dâm, mặc quần áo quá chặt có thể gây ra kích thích niệu đạo.

Các bài thuốc trị viêm đường tiết niệu

Trong đông y, viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm, bệnh do thấp nhiệt ở uất hạ tiêu, đường tiết niệu mà gây ra bệnh. Dưới đây là 5 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu hiệu quả:

bai thuoc chua viem duong tiet nieu

  • Bài thuốc 1: Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Trong đông y, râu ngô là một vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Râu ngô có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc.

Uống nước râu ngô hàng ngày không những thanh lọc các độc tố ở thận, bàng quang, còn cung cấp cho cơ thể các vitamin A, B1, B2, K…giúp tăng cường sức đề kháng. Râu ngô cũng cải thiện các chứng tiểu rắt, tiểu ra máu, giúp nước tiểu lưu thông dễ dàng.  Xem thêm: Cách trị tiểu buốt 

Để điều trị viêm đường tiết niệu bằng dâu ngô được hiệu quả nên chọn râu ngô còn tươi, sợi râu to bóng, mượt nâu chứa nhiều dưỡng chất hơn. Lấy khoảng 100g râu ngô cho vào đun với 100ml tỏng 10-15 phút. Sau đó chắt lấy nước uống mỗi ngày uống 2 lần sáng/ tối. Nước râu ngô là một loại nước lành tính nên có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

  • Bài thuốc 2: Chữa viêm đường tiết niệu bằng cây bông mã đề

Bông mã đề là một vị thuốc đông y có tính mát, bổ thận, lợi tiểu, tiêu viêm, đào thải chất độc cho thận. Trong đông y, viêm đường tiết niệu là do ăn nhiều thức ăn nóng, uống nhiều rượu bia khiến nước tiểu nóng lên, đường tiết niệu sưng phù tạo nên tổn thương đường tiểu niệu, không sớm chữa sẽ gây viêm

Cách sử dụng bông mã đề trị viêm tiết niệu: Nhổ cây mã đề tươi, rửa sạch sắc cùng với kim tiền thảo và chạch lan (mỗi loại 20g) làm nước uống mỗi ngày.

  • Bài thuốc 3: Rau ngót

Rau ngót là một loại thực phẩm rất quen thuộc và nhiều dinh dưỡng. Theo đông y rau ngót có tính mát, vị ngọt có  tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm.

Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước đem phơi sương một đêm rồi uống 2-3 lần trong ngày.

  • Bài thuốc 4: Rau má

Rau má rất giàu dưỡng chất từ đạm, chất xơ, vitamin C, các khoáng chất canxi, photpho, sắt. Không những vậy rau má còn là một vị thuốc chữa mệt mỏi, lo lắng, rối loạn tâm thần, giải đọc trị rôm sảy, mẩn ngứa lợi tiểu.

Để nâng cao hiệu quả điều trị viêm tiết niệu kết hợp rau má và rau mã đề, ép lấy nước rồi uống liên tục trong 5-7 ngày.

  • Bài 5: Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, trị các chứng bí tiểu, tiểu ra máu.

Bài thuốc với rễ cỏ tranh bao gồm: dành dành 3-5 quả, rễ cỏ tranh, cam thao sắc lấy nước uống liên tục 3-5 ngày.

Viêm đường tiết niệu giai đoạn đầu không quá nguy hiểm nên mọi người thường chủ quan. Tuy nhiên bệnh có những biến chứng nặng nề với sức khỏe và khả năng sinh sản. Hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đã biết về tình hình bệnh của mình và tham khảo thêm mẹo chữa bệnh.

Lưu ý: những bài thuốc trên chỉ có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng ở mức độ bệnh nhẹ. Việc điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời phù hợp

[addtoany]

Bs. Thanh Trâm

Tham vấn y khoa và là tác giả chuyên mục Sức khỏe giới tính, về các bệnh liên quan đến sức khỏe phụ nữ, nam giới, sức khỏe sinh sản trên Songiandon.com. Tốt nghiệm đại học y khoa Vinh, đang làm việc tại Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa

Bình luận của bạn