Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay tỷ lệ trẻ bị sốt xuất huyết đang ngày một tăng vì thế, tình trạng quá tải ở các bệnh viện rất là nhiều. Theo bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến- Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng tp.hcm: Nếu như trẻ bị sốt xuất huyết không có dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện  thì có thể chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ cần phải lưu ý đến các vấn đề dưới đây:

Theo dõi tình trạng bệnh của con

Cha mẹ thường xuyên đo thân nhiệt cho con, nên 2-3 giờ đo 1 lần. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát. Hạn chế cho con vận động nô chơi nhiều.

Nếu như trẻ chị âm ấm đầu, thân nhiệt giao động từ 37,5 độ C- 38 độ C. Cha mẹ nên chườm ấm cho trẻ. Nếu thân nhiệt của con sốt trên 38,5 độ cha mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol.

Nên bổ sung nước thường xuyên cho trẻ, đặc biệt với những trẻ sốt cao. Khi trẻ được uống nước đủ thì nguy cơ diễn tiến nặng phải nhập viện ít hơn.

Nước trẻ nên uống khi bị sốt xuất huyết bao gồm: nước đun sôi để nguội, nước bù điện giải, nước trái cây, nước canh. Tuyệt đối không sử dụng nước có gas, nước có màu đen hoặc đỏ, đây là những loại nước không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cẩn trọng cho con khi uống thuốc hạ sốt

Khi thấy trẻ sốt từ 38,5 độ C cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần. Thời điểm cách nhau là 4-6 giờ sau khi bé bị sốt lại.

Sau khi uống thuốc hạ sốt cách 1 giờ cha mẹ cần đo lại nhiệt độ cho trẻ. Hạn chế uống thuốc hạ sốt nhóm ibuprofen vì tăng nguy cơ xuất huyết trong giai đoạn nặng sau này.

Thông thường 3 ngày đầu, trẻ sẽ sốt cao. Do đó, uống thuốc hạ sốt chỉ cần giảm nhiệt độ so với trước khi uống là đủ. Không nên sốt ruột uống thuốc liên tục vì nguy cơ tổn thương gan.

Về dinh dưỡng

Khi trẻ sốt sẽ biếng ăn, do vậy cần cho trẻ dùng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa một ít sẽ giúp dễ tiêu hơn mà vẫn bù năng lượng.

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn ói không vội cho con ăn lại ngay, cần nghỉ ngơi 1 – 2 giờ. Tránh sử dụng những thức ăn có màu đen, đỏ vì khi trẻ nôn ói ra khó phân biệt có xuất huyết hay không.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, không kiêng cữ nước. Đồng thời, đưa trẻ đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ không diễn tiến nặng sẽ có dấu hiệu hồi phục vào ngày thứ 6 kể từ ngày sốt đầu tiên. Trẻ tỉnh táo hơn, ăn uống ngon miệng hơn, thậm chí đòi ăn những món bình thường, nổi những mảng đỏ, ngứa ở chân tay. Các biểu hiện nặng của trẻ dần dần thuyên giảm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau cha mẹ nên đưa cón đến bệnh viện khám:

  • Sốt cao không hạ dù đã uống thuốc hạ sốt, hoặc co giật khi sốt cao; lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức;
  • Đau vùng bụng phải, ngày càng tăng
  • Tiểu ít, nước tiểu sậm vàng
  • Nôn và nhợn ói nhiều, ói ra thức ăn và nước uống nhiều, không thể ăn uống được
  • Tay chân lạnh, tím tái
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu kinh bất thường, nôn ra máu, tiêu ra phân đen hoặc máu.

Trẻ bị sốt xuất huyết cha mẹ không nên làm việc gì?

Bên cạnh những việc cần phải làm kể trên. Cha mẹ cũng không nên làm việc này khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Không cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
  • Không cho trẻ uống những loại nước có màu, có ga, nước ngọt. Trong những loại nước uống này có chứa nhiều thành phần hóa học. Khiến bác sĩ dễ nhần lẫn bệnh của trẻ trong quá trình chuẩn đoán bệnh.
  • Không cho trẻ truyền dịch tại phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. Bởi có thể sẽ khiến bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng…
  • Không được tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là sốt do virus nên kháng sinh không có tác dụng. Chỉ được dùng kháng sinh khi có bội nhiễm và do bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc.

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín các dụng cụ có chứa nước.
  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay.

  • Ngủ trong màn, giăng mùng, kéo rèm (kể cả ban ngày).
  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Cho trẻ bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Tích cực phối hợp với cấp chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết định kỳ.
  • Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn