Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

Tăng cân, mệt mỏi, đau cổ và vùng vai gáy..là hiện tượng thường gặp nhưng lại chả mấy ai quan tâm. Thế nhưng chắc hẳn sẽ có nhiều người giật mình, nếu biết đây là những dấu hiệu của bệnh rối loạn tuyến giáp.

Rối loạn tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình bướm ở mặt trước của cổ, dưới yết hầu và có nhiệm vụ sản xuất các kích thích tố nhằm kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể.

Rối loạn tuyến giáp là tình trạng hoạt động của tuyến giáp không ổn định dẫn tới việc thực hiện chức năng không được đảm bảo. Có 3 loại rối loạn tuyến giáp thường gặp, đó là:

+ Cường giáp: Sự hoạt động quá mức của tuyến giảm làm sản sinh ra quá nhiều hormone

+ Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.

+ Ung thư tuyến giáp: Các tế bào ung thư hình thành và phát triển bên trong tuyến giáp.

Trong đó, cường giáp thường gặp phổ biến ở phụ nữ hơn. Còn suy giáp lại hay ảnh hưởng đến những phụ nữ ngoài tuổi 60.

rối loạn tuyến giáp
Hình ảnh rối loạn tuyến giáp

Dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp

Những dấu hiệu của chứng rối loạn tuyến giáp thường không thể hiện quá rõ ràng. Nhưng nếu bạn chú ý, bạn vẫn có thể kịp thời phát hiện thông qua các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, da khô và yếu…

Dấu hiệu suy giáp

Khi tuyến giáp không tiết ra đủ các kích thích tố cần thiết, sẽ dẫn tới hiện tượng suy giáp với các dấu hiệu sau:

Cơ thể mệt mỏi, Tăng cân không kiểm soát, Chịu lạnh kém, Tóc khô và dễ gãy, Trí nhớ có vấn đề, Hay khó chịu và trầm cảm.

Dấu hiệu cường giáp

Cường giáp là hiện tượng tuyến giáp làm việc quá “năng suất”, tiết ra nhiều hormone vượt mức cần thiết. Lúc này, sẽ xuất hiện một số tình trạng như:

Giảm cân, Thường xuyên đi ngoài, Tuyến giáp to bất thường, có thể quan sát thấy rõ ràng bằng mắt. Có thể Mệt mỏi, mất ngủ, Thay đổi nhịp tim, Tâm trạng thay đổi thất thường.

Như vậy, có thể thấy, rối loạn tuyến giáp làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và dẫn tới một loạt những dấu hiệu chịu sự tác động trực tiếp của nội tiết như cân nặng, tâm trạng hay nhịp tim.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong loại ung thư gây nhiều nguy hiểm nhất. Ban đầu, sự xuất hiện của các khối u khiến cho cổ sưng to hơn. Tuy nhiên, may mắn rằng chỉ có 5% u giáp phát triển thành ung thư.

Chữa trị rối loạn tuyến giáp như thế nào?

Nếu không chữa trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và làm xương dễ gãy. Còn suy giáp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc ngồi máu cơ tim.

Để điều trị tình trạng rối loạn tuyến giáp, trước tiên người bệnh cần được kiểm tra để xác định đang mắc suy giáp, cường giáp hay ung thư tuyến giáp. Tương ứng với mỗi loại, sẽ có cách điều trị phù hợp khác nhau.

Điều trị suy giáp

Đối với những trường hợp người bệnh được kết luận mắc suy giáp, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách chỉ định uống thuốc hormone tuyến giáp. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hơn sau vài tuần dùng thuốc, các triệu chứng cũng dần thuyên giảm.

Tuy nhiên, việc uống thuốc phải duy trì đến suốt đời. Nếu tùy tiện dừng thuốc, bệnh sẽ quay trở lại và tiếp tục phát triển.

Điều trị cường giáp

Điều trị cường giáp thường được tiến hành bằng cách sử dụng các loại thuốc uống làm giảm lượng hormone ở tuyến giáp. Phổ biến nhất là thuốc Antithyroid.

Một số trường hợp bệnh có thể suy giảm nhưng vẫn cần sử dụng thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ phải sử dụng dạng thuốc viên suốt đời nếu áp dụng điều trị phá hủy tuyến giáp bằng I-ot phóng xạ.

Phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp cũng là một phương án thường được thực hiện khi thuốc Antithyroid không có hiệu quả hoặc bệnh nhân có bướu cổ quá lớn. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải bổ sung hormone tuyến giáp mỗi ngày để không bị suy giáp.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp nếu sớm phát hiện có thể được điều trị bằng phẫu thuật cùng với I- ốt phóng xạ hoặc xạ trị bên ngoài.

Rối loạn tuyến giáp đang là căn bệnh có xu hướng gia tăng. Do đó, tìm hiểu những thông tin về dấu hiệu và các cách chữa trị rối loạn tuyến giáp được chia sẻ trong bài là rất cần thiết để việc tầm soát và điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Để xem thêm các bệnh lý khác hãy truy cập website:https://songiandon.com/ 

[addtoany]

Bs. Lê Văn Thành

Từ  30 tháng 10, 2005 đến nay là bác sĩ tại Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội, tốt nghiệp Đại học y Hà Nội và là tham vấn y khoa trên trang Songiandon.com

Bình luận của bạn