Kinh nguyệt kéo dài: nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Kinh nguyệt kéo dài là hiện tượng ra máu kinh dài trên 7 ngày. Đây là tình trạng không phải hiếm gặp, thường chị em gọi hiện tượng này là rong kinh. Kinh nguyệt kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thường ngày khiến chị em mệt mỏi, mà thậm chí đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó hay virus xâm nhập gây hại cho cơ thể

Vì vậy việc tìm hiểu những thông tin về bệnh như triệu chứng hành kinh kéo dài do đâu?. Cảnh báo bệnh gì? Từ đó có phương án khắc phục hợp lý là điều mà nhiều chị em quan tâm. Đây cũng là vấn đề chúng tôi muốn nói đến trong bài chia sẻ ngày hôm nay. Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu chung về hiện tượng kinh nguyệt kéo dài là bệnh gì? 

kinh nguyet keo dai

Những dấu hiệu, triệu chứng của chứng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

  • Trong kỳ kinh nguyệt lượng máu ra nhiều bất thường
  • Chu kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Hầu hết các chu kỳ kinh đều kéo dài trong 10 ngày
  • Trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp xuất huyết nhiều hơn bình thường. (Cứ khoảng 1 tiếng lại phải đi thay băng vệ sinh liên tục và không có sự cải thiện trong những ngày tiếp theo)
  • Bụng quặn đau dữ dội khi xuất huyết

Nếu bạn xuất hiện những biểu hiện trên, thì hãy chủ động đến Bệnh viện hay phòng khám phụ khoa để khám và làm kiểm tra, từ đó bác sĩ tư vấn tình trạng rong kinh kéo dài là do đâu và giải pháp. Tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản chính bạn

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh 

  • Do hormone nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể bị mất cân bằng khiến nội mạc tử cung bị ảnh hưởng làm lượng máu ra trong ngày này nhiều hơn.
  • Chức năng tử cung bị rối loạn: có thể do không rụng trứng, hay lượng estrogen không đủ,…
  • Mắc các bệnh như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
  • Dùng các loại vòng tránh thai hay tác dụng phụ của thuốc
  • Mắc các bệnh rối loạn đông máu
  • Mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai

Thông thường những bé gái mới dậy thì hay những phụ nữ ở độ tuổi trung niên khoảng 40 – 50 tuổi thường mắc chứng rong kinh. Để cơ thể không gặp phải tình trạng này bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

rong kinh keo dai

Phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng kinh nguyệt kéo dài 

Phương thức chẩn đoán nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài

Hiện nay, có một số kỹ thuật dùng để xét nghiệm và phát hiện rong kinh kéo dài bao gồm:

  • Siêu âm
  • Kiểm tra lượng PAP trong cơ thể: Đây là xét nghiệm lấy mẫu các tế bào từ bề mặt cổ tử cung để kiểm tra các dấu hiệu khác thường
  • Xét nghiệm sinh thiết: lấy mẫu mô nội mạc tử cung, nong nạo tử cung
  • Soi ổ bụng: kiểm tra sự hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng từ một đường vạch nhỏ.
  • Chụp X_quang: chụp tử cung và vòi trứng qua chất cản quang để quan sát những bất thường.

Phương pháp điều trị kinh nguyệt kéo dài 

Tùy theo mức độ bệnh và biểu hiện bệnh của mỗi người các bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn đang bị rong kinh ở mức độ nhẹ thì khả năng bạn sẽ chỉ cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên nếu ở các mức độ nặng hơn ví dụ như xuất huyết quá nhiều và liên tiếp bác sĩ sẽ dùng đến biện pháp phẫu thuật để can thiệp vào tình trạng ngày hàng kinh kéo dài của bạn.

Các loại thuốc điều trị kinh nguyệt kéo dài có thể kể đến như các loại thực phẩm chức năng bổ sung estrogen và progesterone. Mỗi liệu trình dùng thuốc sẽ được quy định theo thời gian, liều lượng và cách dùng khác nhau

Điều tiết sinh hoạt cũng là một cách giúp bạn hạn chế rong kinh và điều dưỡng cơ thể để khiến các hormone trở nên cân bằng. Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chọn cho mình những thói quen sau đây:

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt
  • Đi khám thường xuyên và tái khám đúng hẹn
  • Uống thuốc và nhận điều trị theo đúng tư vấn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc ngoài không có trong đơn thuốc
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Ăn nhiều rau củ để cơ thể thanh mát, bổ sung các loại vitamin.

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ của chúng tôi trong chuyên mục Sức khỏe giới tính ở trên giúp ích cho các bạn. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không chuẩn đoán bệnh.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo thông tin

+  http://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html.

https://vicare.vn/bai-viet/kinh-nguyet-keo-dai-canh-bao-benh-gi/

[addtoany]

Bs. Thanh Trâm

Tham vấn y khoa và là tác giả chuyên mục Sức khỏe giới tính, về các bệnh liên quan đến sức khỏe phụ nữ, nam giới, sức khỏe sinh sản trên Songiandon.com. Tốt nghiệm đại học y khoa Vinh, đang làm việc tại Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa

Bình luận của bạn