Những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp thấp

dấu hiệu huyết áp thấp

Huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm 10-15%, 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp, tỉ lệ tử vong khá cao. Vì vậy, việc tìm hiểu những điều cần biết về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Huyết áp thấp là gì?

Khi đo huyết áp sẽ được biểu đạt bằng 2 con số. Số đầu thường cao hơn gọi là huyết áp tâm thu, nó là áp lực lòng động mạch khi tim co bóp đẩy máu. Số thứ 2 là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa 2 lần bóp.

Nếu kết quả đo giảm xuống dưới 90/60 mmHg thì được coi là huyết áp thấp.

Vì sao bị huyết áp thấp?

  • Cuộc sống căng thẳng, áp lực công việc, môi trường làm việc ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm…khiến cho tình trạng huyết áp thấp ngày càng gia tăng.
  • Do tác dụng phụ của thuốc mê, gây tê, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa cao huyết áp…
  • Một trong những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp là “thủ phạm” gây bệnh chủ yếu là sự rối loạn vỏ não của khu thần kinh vận mạch, suy giảm chức năng tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc hệ thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh.
  • Ngoài ra còn do một số bệnh mạn tính gây huyết áp thấp như bệnh huyết học, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, suy giáp, suy thượng thận…

Những nguyên nhân trên đều gây suy giảm áp lực bơm máu và thể tích máu, từ đó dẫn đến tình trạng huyết áp.

Huyết áp thấp biểu hiện như thế nào?

Khác với tăng huyết áp, chỉ số huyết áp là cơ sở quyết định chẩn đoán, còn với huyết áp thấp, chỉ số chỉ mang tính chất tham khảo. Triệu chứng được quan tâm nhiều hơn.

Người bệnh huyết áp thấp thường có triệu chứng mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, cảm giác buồn nôn, dễ nổi cáu và khó tập trung cho công việc.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị huyết áp thấp có thể thấy được sự thay đổi trên cơ thể như da nhăn nheo, rụng tóc, vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh, nói hụt hơi, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng…

Thông thường, người bị huyết áp thấp có chỉ số tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Huyết áp thấp gây nguy hiểm gì?

Người huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimaer gây ra, huyết áp tâm trương dưới 70mmHg thì rất có khả năng bị mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10mmHg thì nguy cơ mất trí nhớ tăng 20%, và những người bị huyết áp thấp trong thời dài liên tục trong 2 năm thì khả năng mất trí  nhớ cao gấp 2 lần.

Một trong những điều bạn cần biết về bệnh huyết áp, thì huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm 10-15%, 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim – Đây là những “thủ phạm” gây chết người hàng đầu.

Xem thêm: Dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tuyến giáp

Điều trị, phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào?

Để điều trị huyết áp thấp, bạn cần được xác định chính xác nguyên nhân gây ra, từ đó có phác đồ phù hợp. Nếu bị huyết áp do suy giảm tuyến giáp, bạn cần xét nghiệm máu để chẩn đoán nguyên nhân.

Còn với những trường hợp huyết áp thấp không do tuyến giáp, thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao…

Chúng ta có thể phòng ngừa huyết áp thấp qua những sự thay đổi như:

– Khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách nên  gây thiếu máu lên não tạm thời, do đó cần có tư thế ngủ hợp lý. Ngủ dậy cần khởi động bản thân, nên thở sâu vài phút để máu lưu thông khắp cơ thể.

– Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt thì nên nằm nghỉ ở tư thế đầu thấp nhằm tăng lượng máu lên não.

– Hạn chế leo trèo cao, ra nắng gắt hoặc lạnh, cẩn thận khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh tụt huyết áp.

– Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc  huyết áp cao, nhất là sau tuổi 50 thì nên cần đo huyết áp thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị huyết áp thấp

– Cần ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng. Nên ăn sáng bằng những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại hoa quả.

– Nên ăn mặn hơn người bình thường, nếu bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi chuyển sang chế độ ăn mặn.

– Hạn thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo, bánh mỳ, hạn chế ăn trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì, hãy tăng lượng rau xanh, thịt lườn gà, cá trong chế độ ăn.

– Sử dụng trà, sữa, mật ong, nước chanh pha đường, muối cũng giúp hạn chế việc tụt huyết áp.

– Uống đủ nước rất quan trọng, vì cơ thể thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước, nhất là khi làm việc nặng, công việc dưới trời nắng nóng.

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính, bổ sung vitamin C, protein và các loại vitamin nhóm B.

– Nếu huyết áp thấp (hay gặp ở nữ giới) thì nên ăn thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương khô…

– Tránh xa nước uống có cồn, bia rượu và các chất kích thích.

Việc hiểu rõ những nguyên nhân gây ra bệnh rất quan trọng, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng của bệnh vì hạ huyết áp chỉ là triệu chứng bên ngoài nên rất khó trong việc điều trị nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp.

[addtoany]

Bs. Lê Văn Thành

Từ  30 tháng 10, 2005 đến nay là bác sĩ tại Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội, tốt nghiệp Đại học y Hà Nội và là tham vấn y khoa trên trang Songiandon.com

Bình luận của bạn