Protein niệu khi mang thai

Protein niệu khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ mà chị em nên nắm được để chủ động tâm soát tốt, bảo vệ sức khỏe và thai kỳ. Có một điều đáng nói là protein niệu khi mang thai lại không thực sự được chú trọng.

Protein nieu khi mang thai

Theo chia sẻ của bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Thi Hiên, protein niệu khi mang thai được hiểu là tình trạng có sự hiện diện của protein trong nước tiểu ở những nữ giới khi mang thai. Nó cảnh báo nhiều vấn đề trong thai kỳ, và chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc (phân tích nước tiểu bằng que thăm dò, xét nghiệm protein niệu trong 24h)

Ở thai phụ, protein niệu quá 300mg/24h được xem là không bình thường cần được thăm khám đánh giá, theo dõi và xử lý hiệu quả, đặc biệt là ở những trường hợp mang thai những tháng cuối.

Những phụ nữ bị protein niệu khi mang thai thường làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hoặc bản thân nó là triệu chứng của các bệnh như:

Tiền sản giật

Tiền sản giật – bệnh thường gặp khởi phát từ rau thai với các triệu chứng như:

  • Phù
  • Protein niệu khi mang thai
  • Tăng huyết áp

Protein nieu khi mang thai

Biến chứng của tiền sản giật:

  • Gây suy dinh dưỡng, suy thai, tăng nguy cơ đẻ non
  • Gây co giật, hôn mê, phù phổi, suy tim,…thậm chí là tử vong

Điều trị tiền sản giật và sản giật:

  • Chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai
  • Trường hợp nhẹ thì cần thường xuyên khám, thăm dò chức năng (xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng gan, thận,…) 1 tuần/ lần
  • Theo dõi tại nhà mạch, huyết áp, thai máy, cân nặng,…

Phòng ngừa tiền sản giật – sản giật

  • Thăm khám thai định kỳ
  • Làm các xét nghiệm theo chỉ định
  • Có kế hoạch điều trị ngay khi phát hiện có nguy cơ

Khám phá Hậu quả nhiễm độc thai nghén

Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Đây  là nhiễm khuẩn phổ biến trong thai kỳ chúng thường gây ra các ảnh hưởng lên chức năng tiểu tiện. Tùy thuộc vị trí viêm mà biểu hiện có thể khác nhau, đôi khi bệnh xảy ra âm thầm, các dấu hiệu không điển hình.

viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai

Hậu quả với thai kỳ:

  • Tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chậm phát triển
  • Tăng nguy cơ thai chết lưu
  • Làm chậm phát triển hệ thần kinh, não ở thai nhi

Triệu chứng :

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau, nóng rát, tiểu nhiều lần,…
  • Căng tức bụng dưới
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, thậm chí có lẫn máu, mủ
  • Sốt kéo dài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Điều trị viêm đường tiết niệu:

  • Chủ yếu là sử dụng kháng sinh (dành riêng cho phụ nữ mang thai)
  • Theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn
  • Kết hợp sử dụng kháng sinh phối hợp

Phòng ngừa:

  • Khám thai định kỳ (xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, cân nặng, huyết áp,…)
  • Uống nhiều nước
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Tầm soát và điều trị khi có dấu hiệu viêm

Do bệnh thận

Để phát hiện cần

  • Tìm hiểu tiền sử bệnh thận trước và sau khi mang thai
  • Khám lâm sàng, xác định chức năng thận
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết thận

benh than khi mang thai

Một số bệnh thận như viêm cầu thận mạn tính nguyên phát, lupus, tiểu đường, bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu… thường gặp, nếu phát hiện cần đánh giá cụ thể, điều trị phù hợp. Đặc biệt trường hợp mang thai ở tháng cuối cần theo dõi thật chặt chẽ. Tham khảo thêm về bệnh suy thận qua những triệu chứng

Như vậy, protein niệu khi mang thai không phải là một bệnh,do đó, việc chữa trị còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do phụ nữ có thai mà có bệnh thận thì cần điều trị hợp lý. Nếu có biểu hiện tiền sản giật thì cần theo dõi thường xuyên. Trong các lần khám thai, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm đánh giá để tầm soát cũng như theo dõi. Ngoài ra, thai phụ cũng nên lưu ý nên ăn nhạt, uống nhiều nước để giảm thiểu nguy cơ này.

Đừng quên đồng hành cùng Mẹo hay – Sống khỏe để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai nữa nhé

Chúc các mẹ có sức khỏe tốt !

[addtoany]

Thaovan

Ngô Thảo Vân sinh viên năm 2 Trường cao đẳng y tế Hà Nội, chuyên ngành điều dưỡng. Với mong muốn chia sẻ mang đến cho tất cả mọi người dân con đất Việt những cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý trước và sau phẫu thuật. Ngay từ khi còn là sinh viên Thảo Vân đã là biên tập viên kiêm kiểm soát nội dung về cẩm nang sức khỏe, ẩm thực dinh dưỡng tại songiandon.com

Bình luận của bạn