Trẻ bị nôn, bị tiêu chảy cha mẹ nên làm gì?

Thời gian gần hiện tượng trẻ bị nôn, bị tiêu chảy đang ngày một tăng. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh hoang mang lo lắng không biết con của mình bị làm sao, có nguy hiểm không. Gặp phải hiện tượng như thế này cha mẹ nên làm gì?

Nếu như nhà bạn đang có con nhỏ, bạn nên theo dõi bài viết dưới đây để có các xử lý kịp thời hiệu quả khi con bị nôn trớ, bị tiêu chảy nhiều mà không rõ nguyên nhân.

Vì sao trẻ bị nôn, bị tiểu chảy

Theo các bác sĩ chuyên về nhi khoa: có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn và tiêu chảy. Trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Trẻ bị nhiễm Virus rota

Đây là nguyên chính khiến trẻ bị tiêu chảy kèm thêm hiện tượng bị sốt cao. Theo số liệu thống kê từ WHO, có đến 90% trẻ nhở dưới 3 tuổi ít nhất 1 lần đã bị nhiễm virus rota.

Trẻ bị nôn và tiêu chảy do virus Rota

Loại virus này sinh tồn và phát triển trong môi trường tự nhiên. Thời điểm chúng phát triển mạnh là khi thời tiết nồm và ẩm. Vì thế, cha mẹ cần phải vệ sinh cho con sạch sẽ, tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Trẻ bị nôn và tiêu chảy do nhiễm virus cảm lạnh siêu vi

Khi trẻ bị nhiễm loại virus này, trẻ thường có các dấu hiệu: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, ho và chân tay yếu

Đường tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề

Nếu như chế độ ăn uống hàng ngày của bé không đảm bảo; trẻ bị ăn thức ăn ôi thiu sẽ khiến trẻ bị nôn, bị đi ngoài. Lý do là bởi chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Viêm đại tràng; viêm ruột thừa; lồng ruột… khả năng cao trẻ sẽ bị tiêu chảy và nôn chớ.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ bị nôn trớ và đi ngoài có thể là do:

  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn
  • Trẻ đang mọc răng
  • Khả năng dung nạp lactose của trẻ yếu….

Cho dù là nguyên nhân nào cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ bị tiêu chảy, nôn chớ kéo dài, kèm thêm triệu chứng sốt, quấy khóc… Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám. Tìm ra chính xác nguyên nhân, căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Xử trí tình trạng nôn- tiêu chảy cho trẻ ở nhà như thế nào?

Bên cạnh việc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị. Khi thấy trẻ bị nôn và tiêu chảy, cha mẹ cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề dưới đây:

  • Theo dõi trẻ một cách sát sao. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế luôn
  • Không sử dụng thuốc cho bé một cách tùy tiện
  • Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần cho bé bú mẹ nhiều để cơ thể của trẻ không bị mất nước.
  • Trẻ trên 6 tháng, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn và tiêu chảy nhiều. Cha mẹ nên cho trẻ uống dung dịch bù nước và nước điện giải (Oresol). Tùy theo độ tuổi cân nặng của trẻ mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.
Một số điều cha mẹ cân làm khi trẻ bị nôn và tiêu chảy
  • Trường hợp trẻ uống Oresol nhưng vẫn bị nôn và đi ngoài nhiều. Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được  truyền dịch.
  • Cha mẹ tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy cho trẻ.
  • Trong thời kỳ trẻ bị nôn và ỉa chảy, cha mẹ nên cho con ăn thức lỏng, dễ tiêu hóa. Sau 12-24 giờ mà trẻ không bị tiêu chảy và nôn. Cha mẹ nên cho bé quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.
  • Nếu như trẻ bị sốt  38,5 độ C trở lên. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt như:  Efferalgan, Hapacol, Tylenol. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tượng nôn, tiêu chảy ở trẻ không phải là hiếm gặp. Nhưng nếu hiện tượng này diễn ra trong nhiều ngày, trẻ lại có thêm các dấu hiệu bất thường như: sốt; đau bụng… kèm theo. Cha mẹ cần cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn