Ung thư vú ở nữ là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của bệnh?

Hiện nay, tỷ lệ ung thư vú ở nữ giới đang ngày một tăng. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 21.555 trường hợp mới mắc. Bệnh lý này nếu như không được phát hiện sớm sẽ đe dọa đến tính mạng của chị em. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo chị em, sau 40 tuổi nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Ung thư vú là bệnh gì?

Theo ghi nhận tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24.5%. Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ.

Bệnh ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính. Các tế bào ung thư sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là 1 trong những loại bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú

Ung thư vú có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nữ giới. Tuy nhiên, chị em đang ở trong độ tuổi sinh sản thường chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân cũng như các yếu tố thức đẩy ung thư vú hình thành như:

  • Nữ giới lớn tuổi
  • Bản thân có các bệnh ác tính hoặc lành tính tại vú.
  • Ít tham gia các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ có quá trình dậy thì sớm hoặc bước vào mãn kinh muộn.
  • Phụ nữ lớn tuổi mới có con đầu lòng hoặc không sinh con hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Phụ nữ một số đột biến về gen như BRCA 1 hoặc BRCA 2. Theo thống kê khoảng 10% số ca ung thư vú có yếu tố gen đột biến.
  • Phụ nữ có sử dụng các liệu pháp nội tiết tố thay thế.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, đặc biệt là quan hệ thế hệ 1 (mẹ, chị em gái, con gái).
  • Từng xạ trị vào vùng vú hoặc vùng ngực.

Ung thư vú nguy hiểm như thế nào?

Ung thư vú có nguy hiểm không? là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, bệnh có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1

Ung thư giai đoạn 1, có thể chữa khỏi được 90%. Người bệnh có thể sống khỏe mạnh hơn 5 năm mà không tái phát hay biến chứng.

  • Giai đoạn 2

Đây là thời điểm mà các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Vì thế, người bệnh cần tầm soát sớm để bệnh không tiến triển nhanh sang giai đoạn 3.

Ở giai đoạn 2, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 60%. Thời gian sống của người bệnh cũng có thể sống treemn 5 năm.

  • Giai đoạn 3

Ung thư giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng. Vì thế, tỷ lệ phần trăm chữa khỏi bệnh cũng bị suy giảm, chỉ còn khoảng 30-40 %.

  • Ung thư giai đoạn 4

Ung thư giai đoạn 4 là thời điểm bệnh đã di căn. Các tế bào ung thư đã xâm nhập sang các bộ phận khác trong cơ thể như: não; phổi; xương….

Ở giai đoạn 4, tỷ lệ phần trăm chữa khỏi bệnh là vô cùng thấp, chỉ khoảng 20 %. Bên cạnh đó, thời gian sống của người bệnh cũng không được kéo dài, tối đa là khoảng 6 tháng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

Ung thư vú không chỉ khiến sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng; sức khỏe bị suy giảm. Nguy hại hơn, nếu như không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chính vì thế, khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây, chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị sớm:

  • Vú to bất thường
  • Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú
  • Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu
  • Vết lõm da vú hoặc dày da vú
  • Đau nhức vùng vú hoặc núm vú
  • Biểu hiện tụt núm vú
  • Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng
  • Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam.

Biện pháp phòng tránh ung thư vú

Để phòng ngừa bản thân bị mắc bệnh ung thư vú, các bạn nên:

  • Thường xuyên theo dõi, quan sát sự thay đổi của vú.
  • Tham gia thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được được tầm soát bệnh.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có chứa cồn thường xuyên.
  • Xây dựng và duy trì thói quen luyện tập thể dục, ít nhất 30 phút trong ngày. Một số bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,…
  • Đối với độ tuổi sau mãn kinh, không nên sử dụng nhiều liệu pháp nội tiết tố.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, không nên quá gầy hoặc quá thừa cân.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh
[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn