Sốc phản vệ là gì? Cách xử lý khi bị sốc phản vệ

soc phan ve va cach xu ly khi soc phan ve

Sốc phản vệ có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào. Đây là tình trạng nguy hiểm và nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn tới tử vong. Vậy sốc phản vệ là gì và có cách xử lý ra sao để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc?

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một dạng của tai biến dị ứng và thường xuất hiện khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng. Hiểu một cách đơn giản, đây là cách mà cơ thể phản ứng lại khi bị những dị nguyên xâm nhập.

Sốc phản vệ có tốc độ diễn biến rất nhanh, thậm chí nó có thể xuất hiện ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Lúc này, hãy nên cẩn trọng và hết sức chú ý bởi diễn biến càng nhanh thì mức độ nguy hiểm của bệnh càng lớn.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Nhiều người thường nghĩ rằng, sốc phản vệ chỉ xảy ra đối với những trường hợp sau khi tiêm thuốc hay vắc xin. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, bởi sốc phản vệ còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác và thuốc chỉ là một trong số đó.

  • Thuốc: Là nguyên nhân gây sốc phản vệ phổ biến và thường gặp nhất, bất kể đó là thuốc tiêm, thuốc uống hay thuốc bôi. Trong đó, số lượng người bị sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch là nhiều hơn cả, bao gồm các loại: chống co giật, gây tê, mây mê hay chống viêm giảm đau…
  • Nọc độc động vật: Nọc độc từ như rắn, bọ cạp, nhện, rết…cũng gây sốc phản vệ khi chúng cắn người.
  • Do đồ ăn: Cá thu, cá ngừ, tôm, sữa, đậu phộng, các chất phụ gia… cũng có thể khiến cho nhiều người bị sốc phản vệ, nhất là ở nhóm có cơ địa nhạy cảm với những dị nguyên này.
  • Những tác nhân khác: Bụi, phấn hóa, lông động vật, nhựa cây, mủ cao su…cũng là những tác nhân gây sốc.

Những triệu chứng khi bị sốc phản vệ

Theo các bác sĩ, dù cho bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào thì những triệu chứng khi cơ thể bị sốc phản vệ cũng sẽ giống nhau và rất dễ để nhận biết như:

  • Da mẩn ngứa, nổi mề đay và phù nề nhanh chóng (hay còn gọi là phù Quincke).
  • Môi, lưỡi tê.
  • Chóng mặt.
  • Khó thở.
  • Tim đập nhanh, mạch yếu.
  • Tâm trạng bồn chồn, lo lắng.
  • Ảnh hưởng về nhận thức: nói lảm nhảm, đầu óc lơ mơ, cảm nhận được cái chết đến gần…
  • Đau bụng
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy không kiểm soát.
  • Toàn thân co giật.

Bị sốc phản vệ xử lý bằng cách nào?

Nếu thấy bản thân hoặc người thân hay bất cứ ai có những phản ứng trên sau khi tiêm thuốc hoặc tiếp xúc với các dị nguyên như nọc côn trùng, đồ ăn…hãy tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Bên cạnh đó, hãy giữ cho người bệnh cảm thấy thoái mái và trong thời gian chờ đợi các bác sĩ, hãy xử lý bằng một số cách đơn giản sau:

  • Để chân của người bệnh cao hơn đầu để giúp máu được lưu thông.
  • Đắp chăn, nới lỏng quần áo
  • Cho người bệnh nằm nghiêng để tránh bị sặc do máu chảy.
  • Nói chuyện với người bệnh để họ giữ nhịp thở, không chìm vào trạng thái hôn mệ.
  • Hà hơi thổi ngạt nếu người bệnh ngưng thở.

Thông thường đối với những trường hợp bị sốc phản vệ, các bác sĩ sẽ thưởng chỉ định điều trị bằng Epinephrine (hoặc Adrenaline) và tiêm vào vùng bắp đùi bên ngoài. Tuy nhiên, liều lượng thuốc mỗi lần tiêm, số lần tiêm ở mỗi trường hợp sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng của người bệnh.

Phòng tránh sốc phản vệ như thế nào?

Để phòng tránh bị sốc phản vệ, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, cụ thể như:

  • Nếu bị dị ứng côn trùng hay phấn hoa, nhựa cây thì hãy tránh xa những dị nguyên này. Đặc biệt không tới gần những loại có nọc độc nguy hiểm như rắn, rết, nhện…
  • Nếu bị dị ứng thức ăn thì không nên ăn uống tùy tiện mà phải tìm hiểu kỹ những thành phần của loại thực phẩm mà mình sẽ sử dụng.
  • Trước khi dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ kê đơn về tiền sử dị ứng của bản thân.
  • Với những trường hợp hay bị dị ứng, nên mang theo bộ cấp cứu bên người để xử lý kịp thời.
  • Sau khi tiêm thuốc, không nên ra về ngay mà cần ở lại theo dõi khoảng từ 15-30 phút để chắc chắn rằng mình không bị sốc phản vệ.

Trên đây là một số thông tin cần thiết và sốc phản vệ và cách xử lý. Hãy ghi nhớ và áp dụng nhanh chóng cho chính mình và người thân nếu không may gặp phải tình trạng này nhé.

 

 

 

 

[addtoany]

Thaovan

Ngô Thảo Vân sinh viên năm 2 Trường cao đẳng y tế Hà Nội, chuyên ngành điều dưỡng. Với mong muốn chia sẻ mang đến cho tất cả mọi người dân con đất Việt những cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý trước và sau phẫu thuật. Ngay từ khi còn là sinh viên Thảo Vân đã là biên tập viên kiêm kiểm soát nội dung về cẩm nang sức khỏe, ẩm thực dinh dưỡng tại songiandon.com

Bình luận của bạn