Nhiễm độc thai nghén là gì? Hậu quả của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén không còn quá xa lạ với chị em khi mang thai. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ nhiễm độc thai nghén là gì, biểu hiện như thế nào, có nguy hiểm không? Chính vì vậy, để giúp các mẹ bầu có thêm thông tin bổ sung kiến thức khi mang thai bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn

Khi bị nhiễm độc thai nghén nếu như không kịp thời xử lý rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy khi thấy những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

Xem thêm:  Sau khi phá thai nên ăn gì, nên kiêng gì để hồi phục nhanh

Phá thai 3 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền, có nguy hiểm không?

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén hay còn được gọi là rối loạn tăng huyết áp do thai nghén gây ra. Bệnh thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, một số thai phụ gặp phải tình trạng rối loạn co thắt các mạch máu đã gây tổn thương trong hệ mạch khiến nhau thai bị ảnh hưởng, đôi khi phải đối mặt với hiện tượng sinh non.

nhiem doc thai nghen

Những dấu hiệu thường gặp của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và cuối kỳ. Tuy nhiên biểu hiện bệnh của nó không giống nhau, nếu không chú ý bạn sẽ dễ nhầm nó với một số bệnh khác.

Triệu chứng ở 3 tháng đầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên những biểu hiện rối loạn tăng huyết áp do thai nghén này được chia thành 2 dạng nặng nhẹ khác nhau.

  • Nhiễm độc nhẹ: Đây thường là những biểu hiện ốm nghén bình thường, mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể gầy xanh xao, ứa ra nước dãi,..Dấu hiệu này sẽ bắt đầu từ tháng đầu tiên và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ sau đó biểu hiện này sẽ giảm dần và mất đi.
  • Dấu hiệu nhiễm độc nặng: Ban đầu chị em cũng gặp những biểu hiện như nhiễm độc nhẹ, nhưng thường xảy ra sớm hơn. Sau đó những biểu hiện này trở nên nặng hơn, một số mẹ bầu không thể ăn uống gì. Do đó trong giai đoạn này có thể giảm cân, gây yếu.

Triệu chứng ở 3 tháng cuối

  • Phù chân, một số mẹ bầu bị nặng còn gặp phải tình trạng phù mặt, tay
  • Protein niệu cao: Khi đi xét nghiệm nước tiếu nếu nồng độ protein niệu cao hơn 0,3g/l
  • Tăng huyết áp: 80% chị em khi mang thai gặp phải tình trạng này

Khi có những biểu hiện trên bạn cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám tránh tình trạng không thể kiểm soát bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm độc thai nghén

Hiện nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Nhưng đa phần là do một số lý do sau:

  • Những bà mẹ trẻ lần đầu mang thai
  • Ảnh hưởng của thời tiết bất thường
  • Cơ thể không đủ thư giãn mệt mỏi và quá sức.
  • Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng và không tốt cho cơ thể
  • Sản phụ bị các bệnh về dạ dày và thận

Biến chứng nhiễm độc thai nghén

Mặc dù những biểu hiện trên tưởng chừng vô hại nhưng lại rất nguy hiểm, nếu như không sớm khắc phục rất có thể mẹ bầu sẽ gặp phải một số biến chứng như:

  • Tiền sản giật: Thai phụ có thể gặp phải tình trạng choáng váng, mắt mờ đi, phù nặng và ít đi tiểu
  • Khi chuyển dạ có thể bị giật đến hôn mê, kèm theo phù, tăng huyết áp và protein niệu khiến nguy cơ sinh con bị nguy hiểm tăng cao
  • Bà bầu không thể sinh thường khi có những triệu chứng này.

Những biện pháp điều trị chứng nhiễm độc thai nghén

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cách tư vấn và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hâu như bà mẹ nào cũng cần làm theo những cách dưới đây để làm giảm nhiễm độc thai nghén:

  • Có chế độ sinh hoạt phù hợp
  • Nên ăn uống đủ chất và phù hợp cho từng thời điểm mang thai
  • Cần đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ khi mình có triệu chứng kỳ lạ
  • Nếu có khó khăn hay thắc mắc cần giải đáp phải liên hệ ngay với các bác sĩ.
  • Thường xuyên đi lại vận động nhẹ để tăng cường sức khỏe
  • Ngủ đủ giấc và cố gắng giữ cơ thể được thư giãn cân bằng.

Để hạn chế những nguy hiểm do bệnh gây ra, chị em khi mang thai cần phải chú ý. Nếu gặp phải tình trạng mệt mỏi quá mức, không ăn uống được các bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để kiểm tra. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên giúp ích cho các mẹ bảo vệ sức khỏe của mình và bé.  Hãy thường xuyên đồng hành cùng Mẹo hay – Sống khỏe để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe khi mang thai nhé

Chúc các mẹ sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ !

[addtoany]

Thaovan

Ngô Thảo Vân sinh viên năm 2 Trường cao đẳng y tế Hà Nội, chuyên ngành điều dưỡng. Với mong muốn chia sẻ mang đến cho tất cả mọi người dân con đất Việt những cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý trước và sau phẫu thuật. Ngay từ khi còn là sinh viên Thảo Vân đã là biên tập viên kiêm kiểm soát nội dung về cẩm nang sức khỏe, ẩm thực dinh dưỡng tại songiandon.com

Bình luận của bạn