Trong cuộc sống thường ngày, nhiều phụ nữ bất chợt gặp phải những cơn đau tức ở phần bụng dưới. Tùy từng trường hợp mà mức độ cơn đau sẽ khác nhau. Có người chỉ đau âm ỉ nhưng có người bị đau dữ dội.
Theo các bác sĩ phụ khoa, hiện tượng đau bụng dưới ở nữ giới có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do. Trong đó có những nguyên nhân sinh lý hết sức bình thường như:
– Là biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt
– Do ảnh hưởng của việc rụng trứng
– Tác dụng phụ của việc đặt thuốc phụ khoa
Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì nó thường là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Khi bị viêm nhiễm vùng chậu, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng dưới. Ngoài ra, bệnh lý này còn kèm theo những dấu hiệu khác như: huyết trắng ra nhiều bất thường, đau khi quan hệ, tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt…
Đau bụng dưới cũng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị u nang buồng trứng. Đây là tình trạng trong buồng trứng xuất hiện nhiều túi chứa dịch nhầy. Một số triệu chứng đi kèm gồm: đau ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bị đầy hơi, chóng mặt, mệt mỏi…
U xơ tử cung thực chất là một căn bệnh lành tính. Tuy nhiên, sự phát triển của khối u xơ trong tử cung có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới cho người bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp phải các biểu hiện khác như: rong kinh, xuất huyết bất thường giữa kỳ kinh, đau khi quan hệ…
Lớp nội mạc tử cung khi bong tróc khỏi thành tử cung không thoát ra ngoài âm đạo mà đi lạc sang các vị trí khác. Điều này có thể dẫn đến các tổn thương , mô sẹo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới, nếu người bệnh gặp thêm các triệu chứng như: đau bụng dữ dội, đau nửa đầu, nhu động ruột, tiêu chảy, rong kinh, buồn nôn…
Với những chị em đang mang thai, nếu gặp phải tình trạng đau bụng dưới, nhất là trong những tháng đầu thai kì thì hãy cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, khi gặp phải tình trạng đau bụng dưới, các chị em nên:
– Nghỉ ngơi tại chỗ để tránh cơn đau trở nên nặng nề hơn
– Sử dụng khăn ấm để chườm vào vùng bụng
– Dùng tay massage nhẹ nhàng
– Không nên vận động nhiều, vận động mạnh
Trong trường hợp cơn đau quá nặng nề hoặc kéo dài dai dẳng, các bạn nên nhờ người thân di chuyển đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Để tránh gặp phải các triệu chứng bất thường sau khi đặt thuốc phụ khoa. Chị em hãy tham khảo hưởng dẫn đặt thuốc âm đạo đúng cách do bác sĩ chuyên khoa chia sẻ trước khi thực hiện tại nhà nhé! !!
Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây đau bụng dưới là gì để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
– Với những bệnh viêm nhiễm thông thường, người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc. Kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe vùng kín đúng cách.
– Với những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung. Người bệnh cần can thiệp ngoại khoa để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Những bệnh lý này có thể gây tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh nở của người phụ nữ.
– Với những người bị u xơ tử cung, tùy vào mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ tư vấn có nên loại bỏ hay không.
– Trong trường hợp thai phụ bị đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung, bắt buộc phải cấp cứu để xử lý kịp thời nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
Các chị em cần lưu ý, để việc chữa trị và khắc phục các bệnh lý phụ khoa gây tình trạng đau bụng dưới hiệu quả. Các bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín, nơi có các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm.
Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn chặn các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có thể xảy ra. Các chị em phụ nữ nên chú ý thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) và tìm sự trợ giúp của các bác sĩ ngay khi gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới…
[addtoany]