Đột quỵ tàn phá cơ thể như thế nào, vì sao có xu hướng trẻ hóa?

Đột quỵ tàn phá cơ thể như thế nào? khi hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Theo các chuyên gia, người bị đột quỵ nếu như không điều trị kịp thời, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; cảm xúc bị rối loạn; trí nhớ bị suy giảm.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân là do quá trình cấp máu não bị gián đoạn khiến não bộ bị thiếu oxy. Các tế bào không được cung cấp đủ dưỡng chất.

Nếu như trong vòng vài phút, máu không được cung cấp đầy đủ lên não bộ. Các tế bào ở não sẽ bắt đầu chết dần chết mòn.

Vì thế, khi bị đột quỵ người bệnh cần được cấp cứu ngay tức thì. Tuyệt đối không kéo dài thời gian, bởi nếu càng để lâu số lượng tế bào não chết càng nhiều. Khiến khả năng vận động cũng như tư duy của cơ thể bị suy giảm. Nguy hại hơn còn khiến người bệnh tử vong.

Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Vì sao đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa

Theo bác sĩ Đinh Hoàng Phát, bác sĩ Khoa Nội tim mạch – Lão học, đơn vị đột quỵ- Bệnh viện Lê Văn Thịnh: Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân là do giới trẻ bị cao huyết áp ngày một tăng. Cao huyết áp là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ.

Thêm vào đó, giới trẻ ngày càng sử dụng bia rượu nhiều, khiến mỡ máu tăng cao. Mỡ máu tăng lâu dần sẽ khiến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, áp lực công việc của giới trẻ gia tăng. Thời gian để vận động thể chất bị hạn chế, vì thế giới trẻ rất dễ bị béo phì, thừa cân…

Tất cả các yếu tố kể trên đã làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp cũng như các bệnh lý về tim mạch ở giới trẻ. Từ đó, khiến giới trẻ dễ bị mắc bệnh đột quỵ.

Vì thế, bác sĩ Phát thường khuyến cáo những người trẻ: Không nên lạm dụng rượu bia; không nên chủ quan về sức khỏe của bản thân;  cần khám tầm soát thường xuyên để phòng ngừa đột quỵ.

Đột quỵ tàn phá cơ thể như thế nào?

Bác sĩ Phát cho biết thêm: từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng 10%-20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù bệnh nhân đột quỵ nặng không tăng cao nhưng xu hướng ngày càng trẻ hóa. Có bệnh nhân dưới 20 tuổi đã bị đột quỵ. Vì cấp cứu muộn cho nên đã bị méo miệng; yếu nhẹ nửa người;  may mắn vùng não tổn thương ít nên hồi phục tốt.

Khi bị đột quỵ nếu như cấp cứu muộn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

Thể chất bị ăn mòn

Đột quỵ cấp cứu muộn sẽ khiến não bị tổn thương. Từ đó, người bệnh sẽ phải hứng chịu nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Thực tế, một số người sau khi bị đột quỵ thường bị liệt nửa người; gặp khó khăn trong việc di chuyển. Làm tăng nguy cơ bị tàn phế. Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp….

Khi bị đột quỵ, người bệnh không di chuyển được, phải nằm một chỗ, bản thân dễ bị lở loét; bị viêm phổi và có huyết khối ở mạch máu…

Bác sĩ Phát cho biết: ” nếu bệnh nhân nhập viện trong 6 giờ là giờ vàng của đột quỵ. Bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp tái thông mạch máu. Làm giảm vùng não tổn thương, di chứng sẽ ít hơn, hồi phục tốt”.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM Cơ sở 3, cho biết: Nếu đột quỵ xảy ra ở thân não. Nơi kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể như: hô hấp, nhịp tim. Khả năng cao sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp. Loại đột quỵ này có nhiều khả năng khiến bệnh nhân hôn mê hoặc tử vong.

Đột quỵ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ lên hệ thần kinh. Vì thế khi bị đột quỵ người bệnh dễ bị co giật. Tuy nhiên tùy vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khu vực bị đột quỵ.

Nhận thức bị ảnh hưởng

Ngoài thể chất, đột quỵ còn khiến bệnh nhân bị suy giảm nhận thức. Người bệnh sẽ khó nói; dễ bị nhầm lẫn từ; khó hiểu lời nói của người khác.

Tổn thương tế bào não trong cơn đột quỵ có thể gây mất trí nhớ. Khiến người bệnh không nhớ hoặc bị nhầm lẫn giữa các cảm giác.

Bên cạnh đó, có tới 50% bệnh nhân đột quỵ trải qua rối loạn cảm xúc tại một số thời điểm. Họ có những đợt bùng nổ cảm xúc không thể kiểm soát như: cười cuồng loạn; nước mắt tuôn trào….

Các bác sĩ cũng khẳng định: nếu như bạn đã bị đột quỵ 1 lần, nguy cơ sẽ bị đột quỵ tiếp theo rất cao. Vì thế, để phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ tái phát. Các bạn nên có lối sống lành mạnh, khoa học. Nên vận động nhiều và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ và là kiểm soát nội dung trên Songiandon.com chia sẻ những kiến thức về các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội và những vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bình luận của bạn