Bệnh ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & thuốc

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm thường gặp ở chị em trên toàn Thế Giới. Bệnh có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm ở giai đoạn đầu hoặc trong giai đoạn 1. Để làm được điều đó chị em nên chủ động tìm hiểu ung thư cổ tử cung là bệnh gì? nguyên nhân, triệu chứng cũng như điều trị bằng cách nào? Ngoài ra chị em nên có thói quen đi khám phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh, bởi trong giai đoạn đầu biểu hiện chưa rõ ràng. 

Ung thư cổ tử cung nếu như không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây vô sinh. Hiện nay có nhiều cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là lý do tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này ngày một giảm dần đi

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là một loại bệnh do virus HPV gây ra khiến các tế bào ở cổ tử cung phát triển vượt quá mức bình thường tạo thành các khối u nhú  trong cổ tử cung. Loại u này có thể gây tắc nghẽn buồn trứng, phá hủy cấu trúc cổ tử cung và di ăn sang những bộ phận khác của cơ thể.

dau hieu ung thu co tu cung

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung? 

Trong giai đoạn đầu rất khó để phát hiện ra bệnh ung thư cổ tử cung, bởi những biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này thường không rõ ràng. Những khối u này trong tử cung sẽ lớn dần lên và ảnh hưởng đến một vài chức năng của cơ thể khi đó triệu chứng của bệnh mới rõ rệt. Nhưng chị em có thể sớm nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Âm đạo chảy máu bất thường, sau khi đi vệ sinh, khi quan hệ hay sau tuổi mãn kinh
  • Đau khi quan hệ, đau bụng dưới hoặc xương chậu
  • Dịch âm đạo tiết bất thường

Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh ung thư này cũng còn nhiều biểu hiện khác theo từng giai đoạn. Nếu bạn thấy cơ thể mình có điều gì bất thường hãy ngay lập tức đến các phòng khám chuyên khoa để được điều trị.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em

  • Các virus HPV lây lan qua đường quan hệ tình dục, hầu hết chúng đều vô hại nhưng một số lại là tác nhân lây lan các bệnh.
  • Ở mức độ nhẹ HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục nặng hơn là HPV 16 và HPV 18 có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
  • Để biết mình có nhiễm loại vius hay không bạn có thể sử dụng xét nghiệm Pap để kiểm tra các tế bào bất thường rồi ngăn ngừa chúng trước khi trở thành ung thư.

Những yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung

–    Quan hệ tình dục với nhiều người, có nhiều bạn tình

–    Hút thuốc lá và sử dụng nhiều các chất kích thích

–    Dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khiến cơ thể trở nên thiếu khả năng chống đỡ với các loại virus, nhiễm chlamydia

–    Thiếu các chất vitamin từ trái cây và rau quả

–    Béo phì, thừa cân, tiểu đường

–    Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài

–    Sử dụng các thiết bị tránh thai đặt trong tử ung hoặc đã mang thai nhiều

–    Mang thai khi dưới 17 tuổi, sử dụng thuốc ngăn ngừa xảy thai diethylstilbestrol

–    Bệnh di truyền từ đời này sang đời khác.

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Những thông tin chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp phương pháp điều trị phù hợp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Phẫu thuật

Đây là biện pháp an toàn nhất trong việc điều trị ung thư cổ tử cung, ở hình thức điều trị này sẽ có những loại phẫu thuật sau đây:

  • Cắt hoàn toàn tử cung: cắt cả cổ tử cung lẫn tử cung hoặc cắt hoàn toàn buồng trứng và ống dẫn trứng theo các giai đoạn của ung thư. Biện pháp này sẽ khiến bạn hoàn toàn không còn khả năng mang thai.
  • Cắt bỏ cổ tử cung: từ phần cổ tử cung, mô xung quanh đến phần trên của âm đạo. Nếu sử dụng hình thức phẫu thuật này cơ hội mang thai của bạn là 50/50.
  • Đoạn chậu: Đây là hình thức phẫu thuật phức tạp nhất cho các giai đoạn cuối của ung thư tử cung khi các tế bào đã di căn. Các cơ quan bị cắt bỏ trong loại phẫu thuật này là tử cung, âm đạo, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

dau hieu ung thu co tu cung

Sử dụng xạ trị

Xạ trị là hình thức được sử dụng khá nhiều trong giai đoạn đầu của bệnh, ở các giai đoạn sau bạn sẽ được yêu cầu xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để giảm chảy máu và đau đớn cho bạn. Khi xạ trị, những tia xạ sẽ được chiếu vào cơ thể để ngăn ngùa tế bào ung thư sinh sôi và phát triển. Các liệu pháp xạ trị này có thể kéo dài khoảng 8 tuần.

Hóa trị

Hóa trị cũng là một biện pháp dùng để kết hợp với các biện pháp khác nhằm giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển rộng. Đây là hình thức điều trị được sử dụng trong giai đoạn cuối của bệnh.

Khi hóa trị bệnh nhân sẽ được sẽ tiêm thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên đây là biện pháp thường có tác dụng phụ như hẹp âm đạo, mãn kinh sớm,…

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, bạn nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra đi khám bệnh định kỳ cũng là cách tốt nhất để bạn dễ dàng phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể và ngăn ngừa bệnh sớm nhất.

Hãy thường xuyên truy cập trang web Songiandon.com click chuột vào chuyên mục Sức khỏe phụ nữ để biết thêm nhiều thông tin về các bệnh phụ khoa bạn nhé ! 

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

[addtoany]

Bs. Thanh Trâm

Tham vấn y khoa và là tác giả chuyên mục Sức khỏe giới tính, về các bệnh liên quan đến sức khỏe phụ nữ, nam giới, sức khỏe sinh sản trên Songiandon.com. Tốt nghiệm đại học y khoa Vinh, đang làm việc tại Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa

Bình luận của bạn