Uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Theo khảo sát cho thấy rất nhiều chị em phụ nữ sau uống thuốc kháng sinh trị cảm cúm đều bị chậm kinh thậm chí không có kinh (vô kinh). Điều này phần nào khẳng định chu kỳ kinh nguyệt có chịu sự tác động của thuốc kháng sinh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này và thuốc kháng sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ khoa không?

Thuốc kháng sinh có tác dụng gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kìm hãm sứ phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh sốt, cảm cúm.

anh huong cua thuoc khang sinh den chu ky kinh nguyet

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra như thế nào?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ diễn ra đều hàng tháng. Mỗi tháng phụ nữ sẽ rụng trứng một lần, nếu trứng được thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ tan ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung không được nuôi dưỡng sẽ bong ra và chảy xuống dưới âm đạo hình thành kinh nguyệt.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 25 -35 ngày, thời gian hành kinh (ra máu) thường từ 3-5 ngày.  Nếu hệ nội tiết trong cơ thể phối hợp nhịp nhàng, ổn định thì chu kỳ này sẽ diễn ra đều đặn. Bất cứ một tác nhân nào làm thay đổi nồng độ các hormone là estrogen và progesterone đều gây rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, số ngày hành kinh dài, kinh ra quá nhiều, quá ít.

Để nhận biết những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt, chị em chỉ cần theo dõi khoảng 3-4 tháng sẽ biết “ngày đèn đỏ” diễn ra vào ngày nào, chu kỳ bao nhiêu ngày, thời gian hành kinh bao lâu.

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến chu kỳ kinh nguyệt?

– Khi kháng sinh đi vào cơ thể được chuyển hóa ở gan. Các hormone quyết định chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone cũng được chuyển hóa ở gan. Do đó việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng tốc độ chuyển hóa estrogen và làm giảm nồng độ của hormone này. Nếu phụ nữ uống kháng sinh trước chu kỳ kinh sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hormone estrogen dẫn đến làm chậm quá trình rụng trứng và kêt quả là kinh đến trễ.

– Ngoài ra khi uống thuốc kháng sinh, chúng sẽ đi vào đường ruột tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có hại. Trong đó có cả nhóm vi khuẩn quyết định đến nồng đồ của estrgen trong cơ thể. Ở những người có hệ vi vật đường ruột khỏe mạnh sẽ chuyển hóa estrogen và hấp thụ vào máu. Khi vi khuẩn hệ đường ruột bị tiêu diệt dẫn đến estrogen không được hấp thụ lại vào máu ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và ngày hành kinh gây rối loạn

Thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa như thế nào?

Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây bệnh cho cơ thể. Nhưng thật không may nó cũng tiêu diệt các vi khuẩn tốt. Khi sức đề kháng giảm, cơ thể dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín nhiều hơn.

Thuốc kháng sinh làm mất cân bằng sinh lý

Thuốc kháng sinh làm giảm nồng độ của estrogen trong máu, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ra nhiều hơn, kéo dài gây mệt mỏi, thậm chí thiếu máu

Gây rối loạn tuần hoàn gan

Thuốc kháng sinh là gánh nặng cho gan, nếu dùng quá liều thậm chí có thể dẫn đến viêm gan. Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa estrogen.

Uống thuốc kháng sinh làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Thuốc kháng sinh làm thay đổi nồng đồ các hormone estrogen và progestin trong thuốc tránh thai nên làm giảm hiệu quả tránh thai. Do đó nếu bạn uống thuốc tránh thai thì trong những ngày cần uống kháng sinh hãy dùng thêm biện pháp tránh thai khác nữa để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.

Với những thông tin trên, chị em đã biết vì sao thuốc kháng sinh lại ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe phụ khoa. Hy vọng rằng đây là một kiến thức bổ ích giúp chị em chủ động chăm sóc sức khỏe.

[addtoany]

Bs. Thanh Trâm

Tham vấn y khoa và là tác giả chuyên mục Sức khỏe giới tính, về các bệnh liên quan đến sức khỏe phụ nữ, nam giới, sức khỏe sinh sản trên Songiandon.com. Tốt nghiệm đại học y khoa Vinh, đang làm việc tại Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa

Bình luận của bạn